Tsugaru Kogin-zashi, vẻ đẹp có một không hai từ vật liệu và kỹ thuật truyền thống
Công việc thủ công ấm áp được sinh ra từ cái lạnh của Tsugaru
Sản phẩm thủ công truyền thống của tỉnh Aomori, “Tsugaru Kogin”. Xin giới thiệu về Kogin-zashi, một trí tuệ để chống lại cái lạnh khắc nghiệt.
Văn hóa thêu Sashiko đã được sinh ra từ cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông
Viện nghiên cứu Hirosaki Kogin tại thành phố Hirosaki đang nỗ lực thực hiện từ khâu phát triển sản phẩm đến khâu bán hàng nhằm mục đích tạo ra Kogin-zashi và truyền bá văn hóa. Ông Sadaharu Narita, người đảm nhận vị trí chủ tịch thế hệ thứ 3 đang tiếp tục nghiên cứu Kogin-zashi, một hoạt động đã diễn ra từ năm 1942, đồng thời truyền tải sức hấp dẫn của Kogin-zashi.
“Ban đầu, Kogin là từ ngữ chỉ một loại áo làm việc ngắn giống như áo khoác Hanten được làm từ vải gai, là một từ ngữ được sử dụng trên toàn quốc. Ở Tsugaru, vì đã thêu trên loại áo làm việc này nên được gọi là 'Kogin-zashi’” ông Narita giải thích.
Trong thời kỳ Edo, nông dân ở Tsugaru chỉ được phép mặc kimono được làm từ vải gai. Để chống lại cái lạnh của mùa đông và tăng cường độ bền của vải, người ta đã bắt đầu thêu trên vải gai đã nhuộm Aizome bằng sợi cotton dày, dần dần những họa tiết hình học độc đáo được sinh ra, “Kogin-zashi” cũng đã được sinh ra từ đó.
“Kogin-zashi” ở Tsugaru, tỉnh Aomori, “Hishi-zashi” ở phía Nam tỉnh Aomori, và “Shonai Sashi” ở tỉnh Yamagata được biết đến là ba loại thêu Sashiko lớn nhất Nhật Bản, phản ánh sự phát triển của văn hóa thêu ở các khu vực tập trung ở vùng Tohoku có cái lạnh khắc nghiệt vào mùa đông.
Kogin-zashi được thêu bằng cách đếm các sợi dọc theo số lẻ 1, 3, 5, v.v. và tạo ra một loạt các họa tiết hình thoi dọc. Việc đếm và thêu họa tiết vải chỉ có ở thêu Kogin-zashivà thêu Hishi-zashi của Aomori xét trên phạm vi toàn quốc. Dường như rất hiếm.
Có khoảng 40 họa tiết cơ bản được gọi là “Modoko” trong Kogin-zashi, kết hợp chúng với nhau có thể tạo ra các họa tiết hình học sống động. Modoko có các tên gọi như “Mameko”, “Hanako”, “Neko no Managu” (có nghĩa là “Mắt của mèo” trong tiếng địa phương Tsugaru), v.v. được cho là sử dụng khi truyền đạt cách thêu từ người này sang người khác.
Viện nghiên cứu Hirosaki Kogin có lưu trữ khoảng 600 mẫu thêu được tạo ra từ việc kết hợp các Modoko. Trong khi ý thức giữ nguyên các họa tiết xa xưa, sự kết hợp của màu sắc vải và màu sợi đang tạo ra các phụ kiện Kogin-zashi có một không hai.
Quá trình tạo ra Kogin-zashi
Kogin-zashi được thực hiện bằng cách thêu sợi cotton lên vải làm từ cây gai. Tại Viện nghiên cứu Hirosaki Kogin, dường như có một số dây thắt lưng được làm từ vải dệt thủ công, còn có những máy dệt vải được tạo ra từ sợi gai. Chỉ có 1 thợ dệt có thể điều khiển máy dệt, các thợ dệt trẻ tuổi đang học để kế thừa những kỹ thuật này.
Đối với những sản phẩm thông thường, vải gai được cắt theo kích thước của từng sản phẩm bằng kéo cắt vải. Thông thường, khi cắt vải, sợi sẽ bị tuột nhưng đối với vải đã được cắt thẳng theo sợi dọc sẽ khó bị tuột hơn. Đây là kỹ năng chỉ có thể thực hiện được nhờ vào kỹ thuật của những người thợ.
Sau khi quyết định mẫu thêu trên vải sẽ tiến hành châm kim thêu một cách cẩn thận từng hàng một. Khi hoàn thành 1 hàng và kéo kim, họa tiết bằng chỉ màu trắng sẽ xuất hiện 1 hàng trên nền vải màu xanh đậm. Công đoạn châm kim thêu từng mũi một như thế này để tạo ra chiếc áo khoác ấm áp có thể nói là trí tuệ để vượt qua mùa đông lạnh giá của Tsugaru, có thể tưởng tượng được rằng đây là một công đoạn rất vất vả.
Sau khi thêu xong, vải sẽ được ủi cẩn thận và kéo căng để không bị co tắc giữa các mũi. Vẻ đẹp của bề mặt hoàn thiện được cho là sẽ thay đổi sau khi thực hiện công đoạn này. Viện nghiên cứu Hirosaki Kogin sử dụng chiếc bàn ủi nặng được sử dụng trong nhiều năm để duỗi thẳng vải đến kích thước chính xác.
Hiện tại, có khoảng 120 thợ thêu đăng ký là thành viên tại Viện nghiên cứu Hirosaki Kogin. Nhiều người ở nhiều lứa tuổi khác nhau như nông dân và nội trợ, v.v. đang làm việc tại đây, có vẻ như bình thường luôn có khoảng 30 người thực hiện công việc Kogin-zashi. Luôn duy trì truyền thống Kogin-zashi dựa trên “Modoko” bằng cách thêu trên vải có kích thước được đã được quy định theo bản vẽ thiết kế đã được quy định.
Sản phẩm Kogin-zashi không chỉ dừng lại ở việc thêu Kogin-zashi trên vải. Vải được thêu Kogin-zashi sẽ trở thành thương phẩm sau khi trải qua công đoạn may để tạo thành các sản phẩm khác nhau như túi xách, túi đeo, nút, v.v. Khoảng 10 thành viên chuyên về may sẽ tiến hành may bằng thủ công (một phần được may ở bên ngoài tỉnh) để nâng cao giá trị và chất lượng của một thương phẩm.
Sản phẩm thêu Kogin-zashi được khuyến nghị làm quà lưu niệm như là một sản phẩm thủ công truyền thống
Gần đây, số lượng sản phẩm thêu Kogin-zashi đầy màu sắc và xinh xắn với họa tiết xa xưa đang ngày càng tăng lên. Ngoài các sản phẩm nhỏ có thể sử dụng xung quanh mình như túi xách, túi đeo, đến fukusa sử dụng khi mặc trang phục truyền thống Nhật Bản, v.v. còn đang thử thách với các sản phẩm kết hợp với nội thất và đồ đạc trong nhà. Ngoài ra, cũng đang tích cực tham gia triển lãm ở các buổi triển lãm, v.v. nước ngoài, quảng bá văn hóa truyền thống Kogin-zashi của Aomori ra thế giới.
“Tôi muốn giữ lại văn hóa Kogin-zashi bằng công việc thủ công” ông Narita nói. Ông ấy nói rằng mong muốn bảo vệ văn hóa truyền thống đã được duy trì cho đến nay bằng cách bảo vệ môi trường để người dân sinh sống ở Tsugaru có thể tiếp tục công việc thủ công Kogin-zashi.
Kogin-zashi đã được sinh ra từ công việc thủ công ở Tsugari. Vì là sản phẩm thủ công truyền thống không có hai sản phẩm nào giống nhau nên hãy cầm lấy và xem thử nếu bắt gặp những sản phẩm mà mình yêu thích nhé.