Sức hấp dẫn của sò điệp Aomori - Nguyên liệu phổ biến được yêu thích trên khắp thế giới
Tỉnh Aomori nằm ở tận cùng phía Bắc đảo Honshu, được tự hào là nơi có sản lượng khai thác sò điệp nuôi số một Nhật Bản.
Không chỉ món ăn Nhật mà sò điệp dễ sử dụng cho mọi món ăn, bao gồm món ăn phương Tây/món ăn Trung Hoa, v.v... Ở đây sẽ cho bạn biết bí mật của sự nổi tiếng từ việc đánh bắt sò điệp, công nghệ bảo quản mới nhất và những cách ăn khác nhau, v.v...
Sò điệp thơm ngon do thiên nhiên vịnh Mutsu sản sinh ra
Tỉnh Aomori nằm ở tận cùng phía Bắc đảo Honshu của Nhật Bản có một vùng biển trù phú gọi là vịnh Mutsu. Vịnh Mutsu được bao quanh bởi bán đảo Shimokita, bán đảo Tsugaru và dãy núi Hakkoda, nơi đây từ lâu đã nổi tiếng là khu vực đánh bắt được nhiều sò điệp.
Sò điệp là loài ốc hai mảnh vỏ sống ở vùng biển lạnh giá. Vịnh Mutsu ở tỉnh Aomori được tự hào nơi có sản lượng sò điệp nuôi số một Nhật Bản. Trong số các loại hải sản được đánh bắt ở Nhật Bản, sò điệp đặc biệt được ưa chuộng và sản lượng xuất khẩu ra nước ngoài cũng ngày càng tăng.
Có lý do vì sao sò điệp thơm ngon trưởng thành ở vịnh Mutsu.
Vịnh Mutsu có nhiều thực vật phù du do có nguồn nước giàu dinh dưỡng chảy ra từ các ngọn núi với địa hình được bao quanh bởi bán đảo Shimokita/Tsugaru và dãy núi Hakkoda. Sò điệp lớn lên nhờ ăn những sinh vật phù du tươi ngon này có thể phát triển một cách chầm chậm trong vịnh Mutsu yên tĩnh trong khi cô đọng lại một hương vị đậm đà.
Có thể nói vịnh Mutsu là một môi trường hội tụ đầy đủ các điều kiện để nuôi sò điệp thơm ngon.
Hỏi ngư dân đang tác nghiệp! Đánh bắt sò điệp ở vịnh Mutsu
Mùa thu hoạch sò điệp nuôi cao điểm ở vịnh Mutsu là từ tháng 6 đến tháng 8. Những ngư dân bắt sò sẽ rời cảng khi vẫn còn tờ mờ sáng trước khi mặt trời mọc và lên thuyền ra khu vực đánh bắt ở ngoài khơi.
Ở vịnh Mutsu, sò điệp được nuôi bằng 3 phương pháp là “Nuôi trong lồng”, “Nuôi sò điệp treo tai” và “Thả xuống biển” bằng cách thả sò non xuống đáy biển.
Ông Tsutomu Tamura, một ngư dân ở thị trấn Hiranai, một vùng đánh bắt sò điệp chính của Aomori đã làm nghề đánh bắt sò điệp được 20 năm. Ông ấy đang đi thu hoạch sò điệp đã phát triển đến khoảng 7cm qua hình thức “Nuôi sò điệp treo tai”. Ông Tamura nói rằng “Sò điệp không thể sống nếu nhiệt độ nước từ 20 độ trở lên kéo dài trong nhiều ngày. Vì vậy, cần phải đánh bắt chúng vào sáng sớm trước khi nhiệt độ nước biển tăng lên”.
Khi thu hoạch, chúng ta sẽ kéo những con sò điệp treo tai đã được bắt lên một lần vào mùa đông để đục lỗ trên vỏ sò và treo từng con một bằng dây thừng để nuôi. Trên 1 sợi đây sẽ treo khoảng 200 con sò điệp, số lượng dây treo tai sò điệp khoảng 1700~1800 dây! Nhiều người đánh bắt sò điệp sẽ chuyền tay nhau để kéo từng dây một lên thuyên. Đây là một công việc đòi hỏi sức mạnh và tinh thần đồng đội.
Những con sò điệp đã được đánh bắt lên sẽ được đặt trong lưới. Ông Tamura nói rằng “Một lần đánh bắt được khoảng 4,5 tấn. Vào những ngày nhiều thì có thể phải đi đánh bắt 3 lần 1 ngày”. Có vẻ như hơn 12 tấn sò điệp được đánh bắt trong 1 ngày.
Khi trở lại cảng, những chiếc xe tải chở sò điệp đang đợi sẵn. Từng bao lưới sẽ được dỡ xuống tàu bằng cần trục, sau đó sẽ được chất lên xe tải và vận chuyển đến nơi chế biến. Tùy thuộc vào phương pháp nuôi và kích thước của sò điệp mà sẽ xuất ra thị trường ở trạng thái sò điệp sống hay sẽ chế biến trước khi xuất đi.
Công nghệ mới nhất để giữ cho sò điệp luôn tươi ngon
Sò điệp là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe với hàm lượng protein cao và ít chất béo. Nó cũng có giá trị dinh dưỡng cao, giàu taurine và vitamin B2 có hiệu quả trong việc giảm mệt mỏi.
Nhiều công nghệ tiên tiến khác nhau được sử dụng để xuất khẩu sò điệp ra nước ngoài ở trạng thái có độ tươi ngon cao. Một trong số đó là công nghệ đóng gói sò điệp sống “OXY Genki!”
“OXY Genki!” được phát triển bởi những tổ chức nghiên cứu ở tỉnh Aomori là một công nghệ có thể duy trì sức sống của sò điệp trong vài ngày bằng cách bao bọc oxy trong thùng đựng sò điệp sống, đảm bảo sống trong 4 ngày sau khi đóng gói.
Nhờ công nghệ này mà có thể vận chuyển sò điệp ở tình trạng còn sống đến các vùng ở xa, những nơi mất hơn 2 ngày cho việc vận chuyển.
Thêm một công nghệ khác là công nghệ đông lạnh cấp tốc. Có thể đông lạnh sò điệp mà không làm đứt thớ bằng cách sắp xếp cẩn thận từng cồi sò điệp và sử dụng “Tủ cấp đông siêu tốc PROTON” để đông lạnh cấp tốc ở nhiệt độ âm 35 độ. Nhờ đó cồi sò điệp đông lạnh “Tamarei” đã được ra đời. Kể cả sau khi rã đông thì Tamarei cũng không bị nhỏ giọt (chất lỏng rã đông), vẫn giữ được hương vị của sò điệp, có thể làm món sashimi để thưởng thức sau khi rã đông.
Nhờ những nỗ lực của ngư dân đánh bắt sò điệp và những nỗ lực nâng cao công nghệ của hiện trường phân phối như thế này mà việc sản xuất sò điệp Aomori trở nên ổn định, có thể giao hàng ra nước ngoài cách rất xa khu vực sản xuất.
Sò điệp có thể được sử dụng trong nhiều món ăn Nhật Bản, phương Tây và Trung Hoa
Sò điệp Aomori hấp dẫn nhờ không có mùi hôi và dễ ăn, không chỉ đối với món ăn Nhật Bản mà còn là nguyên liệu thực phẩm đa năng dễ sử dụng trong bất kỳ món ăn nào như món ăn Trung Hoa và phương Tây, v.v...
Sò điệp có nhiều thịt, ăn sashimi sau khi vừa mới bóc vỏ sẽ cho cảm giác dai dai khi ăn, thật sự là một tuyệt tác. Ngoài ra, cũng khuyên bạn nên thưởng thức món sò điệp nướng vỉ hay sò điệp nướng bơ và nước tương shoyu, v.v...
Là quê hương của sò điệp, tỉnh Aomori có một món ăn địa phương rất nổi tiếng được gọi là “Kaiyaki miso”, món ăn sử dụng vỏ sò điệp lớn để làm bát, kết hợp sò điệp với trứng.
Tại Nhật Bản, sò điệp thường được ăn sống như sashimi hoặc sushi. Tuy nhiên, có thể ăn ngon với bất kỳ cách chế biến nào như ninh, nướng hoặc rán, v.v...
Ví dụ, món “Sò điệp rán” với lớp vỏ rán bao bọc cồi sò điệp đem lại cảm giác dễ chịu khi ăn hơn cả món tôm rán. Trộn chúng với mì pasta, nêm nếm gia vị đơn giản cũng là một món khuyến nghị.
Mì ramen sò điệp vị muối là một bát mì có hương vị biển thơm ngon đến từ sò điệp.
Thêm sò điệp vào đậu phụ Mapo hoặc cơm chiên hải sản cũng tạo ra một món ăn thơm ngon.
Ngoài ra, còn có rất nhiều thực phẩm chế biến từ sò điệp. Sò điệp luộc rất dễ làm nguyên liệu chế biến món ăn, sò điệp nướng hoặc sò điệp sấy khô có thể để nguyên vậy thưởng thức như một món đồ nhấm.
Kể cả đối với sò điệp sấy khô đi nữa thì hương vị cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào bộ phận sử dụng như loại sử dụng phần cồi sò điệp hay loại sử dụng phần tai sò điệp, v.v... Sò điệp đóng hộp có thể thưởng thức hương vị đậm đặc của sò điệp cũng là một món ăn khuyến nghị. Có thể thưởng thức sò điệp qua nhiều loại thực phẩm chế biến khác nhau.
Trên đây là nội dung giới thiệu về sự hấp dẫn của sò điệp tỉnh Aomori. Sò điệp có giá trị dinh dưỡng cao và là một nguyên liệu thực phẩm đa năng phù hợp với bất kỳ loại rau nào. Bạn nhất định hãy dùng thử sò điệp Aomori có độ tươi ngon cao nhé.